Tại chốn công sở, việc đi làm muộn hiện nay quá đỗi quen thuộc với tất cả nhân viên. Tuy nhiên điều này khiến chúng ta trong mắt nhà lãnh đạo xấu đi không ít phần. Vậy hành xử như thế nào cho khéo léo để không gây ảnh hưởng xấu trong mắt nhà lãnh đạo khi chúng ta nhỡ đi trễ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin quan trọng giúp bạn có cách ứng xử tốt hơn khi gặp phải tình huống này, hãy cùng tham khảo nhé!
Thay vì chỉ buông lời xin lỗi, trong hoàn cảnh này, người EQ cao lại có cách vô cùng khôn khéo để sếp thông cảm cho hoàn cảnh của bạn.
Thành công của một người không chỉ dựa trên sự tài giỏi mà còn phụ thuộc vào cách ứng xử khéo léo. EQ là yếu tố giúp bạn làm được điều này. Người sở hữu chỉ số EQ cao không chỉ giúp cải thiện chất lượng giao tiếp, thiết lập mạng lưới tốt tại nơi làm việc, tạo cho mọi người ấn tượng đáng tin cậy mà còn mang đến những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Tại chốn công sở, không thiếu những tình huống đòi hỏi bạn phải thể hiện cách ứng xử khéo léo của mình. Tiểu Lý (Trung Quốc) vốn là nhân sự chăm chỉ tận tâm với công việc. Tuy nhiên, do khoảng thời gian vừa rồi, anh phải chăm sóc người nhà trong bệnh viện nên thường xuyên đến cơ quan muộn vào buổi sáng.
Anh Trương, một lãnh đạo mới được điều chuyển đến bộ phận của Tiểu Lý hoàn toàn không biết chuyện này nên đã nổi giận khi thấy bảng chấm công của nam nhân viên này liên tục có những ngày đi muộn. Thậm chí, vị sếp này còn đưa ra những hình phạt cảnh cáo gây khó dễ đối với anh.
Vì không đồng tình với quyết định của sếp, Tiểu Lý chỉ xin lỗi rồi tỏ rõ thái độ khó chịu. Kể từ đó trở đi, tại cơ quan, anh dường như không còn nhận được sự tín nhiệm của lãnh đạo. Những cơ hội thăng tiến cũng ngày mất dần đi.
Nhìn nhận một cách khách quan, anh Trương hoàn toàn có quyền khiển trách và phạt Tiểu Lý vì lỗi đi muộn. Tuy nhiên, về phía nam nhân viên, người này cần có cách ứng xử khéo léo hơn đối với sếp của mình. Lỗi sai của Tiểu Lý ở đây là anh không khéo léo trong cách diễn đạt lời nói và cảm xúc của mình. Dẫn đến gây khó chịu cho cả đôi bên khi anh Trương chỉ nghĩ rằng, nhân viên của mình không coi trọng công việc nên cứ lặp lại việc đi trễ. Còn Tiểu Lý lại ôm sự tức giận vì nghĩ sếp không hiểu cho nhân viên của mình. Việc này không thể trách anh Trương vì Tiểu Lý không hề nói với anh về những vấn đề mà anh đang gặp phải.
Để giải quyết vấn đề này, trước hết, Tiểu Lý cần bình tĩnh xin lỗi và trình bày lý do của bản thân. Đồng thời anh đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này, kèm theo đó là những cam kết về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao để việc đi muộn hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Tiểu Lý nên áp dụng sự khôn khéo trong cách ăn nói vào trường hợp này để thể hiện mình là 1 người có EQ cao: “Thưa sếp, tôi biết theo quy định nhân viên không được phép đi muộn. Trong tháng vừa qua, tôi liên tiếp có những ngày đi muộn. Tôi xin lỗi về việc này. Sở dĩ tôi đến muộn vì người nhà nằm viện và phải vào chăm sóc mỗi sáng. Tôi đang cố gắng thu xếp việc này để có thể đi làm đúng giờ. Song tôi đảm bảo rằng việc đến muộn hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến tiến độ công việc được giao”.
Với cách ứng xử này, nam nhân viên không chỉ giúp lãnh hiểu được hoàn cảnh của mình mà còn thể hiện bản thân là người luôn tôn trọng và chấp hành mọi nội quy của công ty. Một khi đã bày tỏ như vậy, chắc chắn lãnh đạo nào cũng có những thông cảm mà không khiển trách bạn.
Trong cuộc sống, bạn sẽ không hiếm gặp những sự cố khiến bản thân bị trễ hẹn. Khi rơi vào hoàn cảnh đó, thay vì chỉ nói 1 lời xin lỗi, bạn có thể học một vài cách ứng xử của người EQ để không bị mất điểm trước mặt đối phương:
Bình tĩnh và điều chỉnh suy nghĩ kịp thời
Khi bạn đã biết mình sẽ muộn giờ, chắc chắn tâm lý bồn chồn, lo âu sẽ xuất hiện. Thế nhưng tâm lý này chỉ khiến thời gian trôi qua nhanh hơn và làm bạn càng thêm hoảng loạn. Người có trí tuệ cảm xúc cao trong tình huống này đầu tiên sẽ chọn cách hít thở sâu, bình tĩnh sử dụng khoảng thời gian đó để nghĩ cách xử lý tình huống.
Dự đoán và chuẩn bị trước
Khi biết mình đã trễ hẹn, bạn hãy dự đoán các trường hợp có thể xảy ra và chuẩn bị trước phương án để xử lý. Chúng ta nên chủ động tìm hiểu lộ trình nào sẽ thuận lợi nhất cho quãng đường di chuyển của mình và cố gắng kiểm soát thời gian hết mức có thể. Điều này giúp chúng ta có sự chủ động trong giao tiếp và cách ứng xử khôn khéo vì đã có sự chuẩn bị trước đó.
Thông báo kịp thời
Khi không còn nhiều thời gian cho phép, bạn hãy liên lạc với người tổ chức buổi tiệc hoặc nhân vật quan trọng của ngày hôm đó để bày tỏ tình huống và nói lời xin lỗi. Khi bạn làm như vậy, đối phương sẽ thấy nhận được sự tôn trọng. Thêm vào đó, thời gian chờ đợi của họ cũng sẽ thoải mái và dễ chịu hơn. Quan trọng nhất là hành động này sẽ thể hiện được sự chân thành và tôn trọng của bạn.
Khéo léo giải quyết sự bối rối và thể hiện nét duyên dáng
Ngay cả khi đã có sự chuẩn bị tốt, bạn vẫn không thể tránh khỏi các tác động từ bên ngoài và đó là nguyên nhân khiến bạn đến trễ. Trong trường hợp này, những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ sử dụng sự hài hước, tự tin để khéo léo xoa dịu bầu không khí khó xử. Thay vì bối rối, khó xử, bạn có thể xin lỗi pha chút hài hước để đối phương cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Đặc biệt, hãy thể hiện sự chân thành của bản thân để họ cảm thấy được trân trọng.
Bên cạnh đó, sau những lần đến muộn, người có EQ cao sẽ tự phản ánh và đánh giá chính bản thân mình. Họ sẽ tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và không để tình trạng đó diễn ra thêm lần nào nữa. Đồng thời, người EQ cao cũng sẽ để ý đến cảm xúc của đối phương để biết cách xử sự tinh tế và khéo léo hơn.
Chia sẻ nhận xét về bài viết